Frequently Asked Questions

Đối với nhà đầu tư cá nhân

  • Bản chính CMND/Passport còn thời hạn hiệu lực (*)
  • Bản sao CMND/Passport (không cần chứng thực)
Đối với nhà đầu tư tổ chức
  • Bản sao Giấy phép thành lập (có chứng thực)
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh (có chứng thực)
  • Bản sao Quyết định Bổ nhiệm Giám đốc
  • Bản sao Quyết định Bổ nhiệm Kế toán trưởng
  • Giấy ủy quyền (nếu có)
  • Các văn bản khác (nếu có)
Lưu ý:
  • CMND: không quá 15 năm kể từ ngày cấp
  • Passport: không quá 05 năm kể từ ngày cấp Đối với nhà đầu tư tổ chức
Mở tài khoản vui lòng chọn tại đây

Mở tài khoản


Cách 1: Khách hàng đến trực tiếp BOS để thủ tục rút hoặc chuyển tiền ra khỏi tài khoản giao dịch chứng khoán.
* Đối với khách hàng cá nhân:

-Hồ sơ gồm:

  • CMND/Hộ chiếu: Bản gốc
  • Yêu cầu rút tiền /Yêu cầu chuyển tiền
* Đối với khách hàng tổ chức:

-Hồ sơ gồm:

  • Giấy giới thiệu (ghi rõ Tên, số CMND/hộ chiếu người được giới thiệu, nội dung công việc: đến làm lệnh rút/ chuyển tiền)
  • CMND/Hộ chiếu: Bản gốc
  • Yêu cầu rút tiền/Yêu cầu chuyển tiền
Cách 2: Khách hàng cũng có thể thực hiện việc chuyển tiền trực tuyến thông qua Webtrading, Mobile App
rút tiền từ webtrade

Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhận ký gửi, bảo quản an toàn, chuyển giao và ghi nhận sở hữu chứng khoán của khác hàng trên hệ thống tài khoản lưu ký chứng khoán do Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) quản lý nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích liên quan đến chứng khoán của người sở hữu.

1. Hồ sơ lưu ký chứng khoán 

  • Sổ cổ đông hoặc Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần (bản gốc)
  • CMND/Hộ chiếu (bản photo và bản gốc để đối chiếu) nếu Quý khách hàng là cá nhân hoặc Giấy đăng ký kinh doanh (bản photo có công chứng) nếu Quý khách hàng là tổ chức
  • Phiếu gửi chứng khoán theo mẫu (do BOS cung cấp)

2. Các bước lưu ký chứng khoán

Bước 1: Quý khách mở tài khoản giao dịch chứng khoán (nếu chưa có tài khoản giao dịch chứng khoán).

Bước 2: Quý khách điền thông tin vào phiếu gửi chứng khoán kèm theo sổ cổ đông hoặc giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán.

Bước 3: Nhân viên BOS kiểm tra thông tin trên sổ cổ đông hoặc giấy chứng nhận sở hữu chứng khoán. Đối chiếu các thông tin này với thông tin do tổ chức phát hành đã đăng ký với Trung tâm lưu ký Việt Nam (VSD):

- Nếu thông tin khớp hoặc sai về Ngày cấp CMND, nhân viên BOS thực hiện lưu ký chứng khoán cho Khách hàng

- Các trường hợp sai khác: Quý khách hàng liên hệ với Tổ chức phát hành để làm lại Sổ cổ đông mới.

Bước 4: BOS sẽ hoàn thiện hồ sơ, gửi lên VSD.

Bước 5: Sau khi nhận được chứng từ ghi có hiệu lực từ VSD, BOS sẽ hạch toán ghi tăng số chứng khoán tương ứng của Quý khách vào tài khoản chứng khoán của Khách hàng.

Số chứng khoán này được hạch toán theo đúng loại chứng khoán của Quý khách đang sở hữu, loại chứng khoán có thể là tự do chuyển nhượng, hạn chế chuyển nhượng hay chờ giao dịch.

Khoản 4, Điều 7, Thông tư số 203/2015/TT-BTC ban hành ngày 21/12/2015 có quy định rõ: “Nhà đầu tư không được đặt các lệnh giao dịch vừa mua, vừa bán đồng thời cùng một loại chứng khoán trong cùng một đợt khớp lệnh định kỳ, trừ các lệnh đã được nhập vào hệ thống tại phiên giao dịch liên tục trước đó, chưa được khớp nhưng vẫn còn hiệu lực”.

Như vậy, căn cứ theo nội dung này, việc nhà đầu tư vừa mua, vừa bán đồng thời cùng một loại chứng khoán trong cùng một đợt khớp lệnh định kỳ là trái quy định.

Kể từ ngày Thông tư 203/2015/TT-BTC chính thức có hiệu lực (ngày 1/7/2016), hệ thống giao dịch của CTCP Chứng khoán BOS cũng đã hỗ trợ chặn các giao dịch vừa mua vừa bán đồng thời cùng một loại chứng khoán trên cùng tài khoản giao dịch chứng khoán (TKGDCK) của khách hàng mở tại BOS trong cùng một đợt khớp lệnh định kỳ.

Tuy nhiên, đối với các giao dịch khách hàng mua/bán trên TKGDCK tại BOS đồng thời bán/mua cùng một loại chứng khoán trên TKGDCK của chính khách hàng mở tại các CTCK khác trong cùng một đợt khớp lệnh định kỳ thì hệ thống của BOS không thể hỗ trợ chặn do không có sự kết nối giữa hệ thống các công ty chứng khoán.

Vì vậy, khách hàng cần cẩn trọng trong giao dịch tránh vi phạm quy định của cơ quan quản lý. Trường hợp vi phạm, UBCKNN sẽ xử lý nghiêm theo quy định tại Điểm D Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ban hành ngày 23/9/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán (mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng).

answer4.png

Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở.

Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại chính:

– Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại.

– Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.

– Hợp đồng quyền chọn: Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.

– Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.


chungkhoanphaisinh.png

Theo thông lệ phát triển thị trường phái sinh trên thế giới, Hợp đồng Tương lai và Hợp đồng Quyền chọn là những sản phẩm phái sinh đầu tiên và phổ biến nhất. Tuy nhiên, Hợp đồng Quyền chọn có những đặc điểm riêng biệt và cấu trúc sản phẩm phức tạp, khó tiếp cận đối với công chúng đầu tư. Trong khi đó, nguyên tắc giao dịch Hợp đồng Tương lai có nhiều nét tương đồng với việc giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở, phù hợp với các tiêu chí về tính đơn giản của việc thiết kế sản phẩm cũng như mức độ dễ tiếp cận với công chúng đầu tư.

Do vậy, Hợp đồng Tương lai được lựa chọn làm loại sản phẩm phái sinh đầu tiên được triển khai tại Việt Nam.

Việc giao dịch Hợp đồng đồng tương lai diễn ra tương tự so với giao dịch cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch thông qua giao dịch khớp lệnh hoặc giao dịch thoả thuận.

Các Hợp đồng tương lai sẽ có bảng giá riêng biệt, nhà đầu tư dựa trên kỳ vọng của mình vào xu hướng của chỉ số có thể đặt lệnh và khớp lệnh để tham gia vào Hợp đồng tương lai. Tương tự như cổ phiếu, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số tăng sẽ mua hợp đồng tương lai chỉ số, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số giảm sẽ bán hợp đồng tương lai chỉ số. Một điểm khác biệt là các hợp đồng tương lai sẽ đáo hạn, do đó nhà đầu tư khi tham gia giao dịch cần lưu ý chọn hợp đồng có tháng đáo hạn phù hợp.

Hoặc gọi tổng đài 024 3936 8366 để được tư vấn trực tiếp.

hopdongtuonglai.png

Đối với cổ phiếu trên thị trường cơ sở, nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu cần phải có đủ số tiền, và nhà đầu tư muốn bán cổ phiếu phải có đủ số cổ phiếu trước khi giao dịch. Tuy nhiên, đối với Hợp đồng tương lai, nhà đầu tư không cần có đủ toàn bộ số tiền để tham gia vị thế mua, hoặc không cần nắm giữ tài sản cơ sở để tham gia vị thế bán. Nhà đầu tư khi giao dịch Hợp đồng tương lai, đối với cả bên mua và bên bán, sẽ cần làm quen với hai hoạt động chính trong Giao dịch hợp đồng tương lai: Ký quỹ và thanh toán hàng ngày.

Để tham gia giao dịch HĐTL, nhà đầu tư có thể thực hiện theo các bước sau:

hopdongtuonglai2.png

Cuối mỗi ngày giao dịch, một mức giá thanh toán cuối ngày được xác định làm cơ sở để Trung tâm bù trừ hạch toán lãi/lỗ cho các giao dịch phát sinh trong ngày hoặc giá trị của các vị thế đang nắm giữ như sau: 20

- Với những hợp đồng mở mới trong ngày:

      Lãi/lỗ vị thế mới mở = (Giá thanh toán cuối ngày – Giá giao dịch) x Hệ số nhân x Số lượng hợp đồng

- Với những hợp đồng đang nắm giữ:

    Lãi/lỗ với với vị thế đã có = (Giá thanh toán cuối ngày – Giá thanh toán cuối ngày liền trước) x Hệ số nhân x Số lượng hợp đồng

Vào ngày giao dịch cuối cùng, một mức giá thanh thanh toán cuối cùng được xác định làm cơ sở để Trung tâm bù trừ hạch toán lãi/lỗ cho các vị thế còn nắm giữ tới thời điểm đó. Giá thanh toán cuối cùng của HĐTL CSCP được xác định dựa trên chỉ số cổ phiếu trên thị trường cơ sở vào ngày giao dịch cuối cùng.

 Khoản thanh toán cuối cùng = (Giá thanh toán cuối cùng – Giá thanh toán cuối ngày giao dịch liền trước) x Hệ số nhân x Số lượng hợp đồng.

  • Giá trị các khoản lãi/lỗ của từng loại vị thế được tính để xác định tổng giá trị của các vị thế của người đầu tư.
  • Nếu giá trị vị thế của người đầu tư < mức ký quỹ tối thiểu thì người đầu tư được yêu cầu bổ sung ký quỹ về bằng mức ký quỹ ban đầu.
  • Nếu giá trị vị thế của người đầu tư > mức ký quỹ ban đầu thì người đầu tư có thể rút lãi (= giá trị vị thế - mức ký quỹ ban đầu). Lợi ích của giao dịch HĐTL trên chỉ số với giao dịch cổ phiếu đơn

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BOS

Địa chỉ: Tầng 25, Tòa nhà văn phòng 265 Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Phone:024 3936 8366 Fax:024 3936 8377 Email:contact@bos.vn

DMCA.com Protection Status